Để có được trí tuệ thì điều đầu tiên bạn phải làm điều gì?

Để có được trí tuệ thì điều đầu tiên bạn phải làm điều gì?

Để có được trí tuệ đầu tiên phải có chánh kiến - tức thấy biết như thật 

Thấy biết như thật, thấy biết một cách công minh, ngay thẳng, tức là thấy biết đúng, có sao thấy vậy, không thêm không bớt. Sợi dây thì thấy là sợi dây, không thêm bớt, cho rằng sợi dây là con rắn. 

Trái với Chánh kiến thì Tà kiến - Tà kiến là những kiến thức sai lầm, những sự hiểu biết, rất vô căn cứ, khiến cho con người, lạc vào tà đạo, con đường sai lầm, dẫn dắt con người, đến chỗ tranh chấp, đấu tranh hơn thua, thành kiến bảo thủ, phiền não khổ đau. Mê tín là những, tin tưởng mù quáng, suy đoán tưởng tượng, thực vô căn cứ, khiến cho con người, mất hết lý trí, tiêu mòn nghị lực, không sức phán đoán, không trí thông minh. Tà kiến và mê tín, đem lại những tai hại, không thể lường trước được, trong cuộc sống hằng ngày, của tất cả mọi người, ngay trên thế gian này. Tà kiến và mê tín, có thể làm hư hại, trọn cuộc đời con người, có thể làm tan nát, cả hạnh phúc gia đình, có thể làm suy sụp, chuyện quốc gia đại sự.  Ví như nhìn thấy lá cây bay bay, con mèo, con chó kêu ban đêm thì cho là có ma. Nhìn thấy mây bay thì cho là thần tiên di chuyển......  Vợ đi xem bói nghe thầy bói nói là chồng ngoại tình rồi về cãi nhau........

Một khi chúng sinh thấy biết mọi việc và mọi vật đúng thì bao nhiêu chấp ngã, mê lầm sẽ không còn trong tâm của họ nữa, sự thấy biết đúng này chính là Phương cách duy nhất để bắt đầu Tận Diệt mọi tà kiến (kiến hoặc) và cũng là bước đường căn bản để chuẩn bị tiêu trừ mọi tư hoặc sau này, vì thế Buddha mới đưa Chánh kiến ra trước là như vậy  (Chánh kiến Là điều đầu tiên trong Bát Chánh Đạo).

Ví như ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha) trên đường đi tầm đạo, đã tới thụ giáo với hai đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Cả hai người đều tu theo phép du già và đều chứng được những cấp thiền định cao nhất thời bấy giờ. Alara Kalama chứng được cấp thiền Vô sở hữu xứ, còn Uddaka Ramaputta thì chứng được cấp thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là hai cấp thiền thuộc Vô sắc giới, hai cấp thiền cao nhất mà tu sĩ Du già thời bấy giờ chứng đạt được.

Tuy nhiên, ở các phương pháp thiền này chỉ giúp cho Thái Tử an lạc trong giây phút thiền định, còn khi thoát ra cảnh giới thiền định, tâm Ngài vẫn còn bấn loạn, không làm chủ tâm được, sự đau khổ bởi tham sân si vẫn đeo bám Ngài, các pháp ấy không đưa Ngài đến bến bờ giải thoát.

Đây là một trích đoạn Thái Tử trình bày thiền chứng của mình cho Đạo sư Alara Kalama


"Siddhattha cúi đầu, nhũn nhặn:

- Xin thầy mở lượng quảng đại đưa đệ tử bước lên một cảnh giới quang rạng hơn nữa. Thiền định “vô sở hữu xứ” này tuy tròn trặn, sáng trong như lưu ly nhưng lúc trở về với cảm thức thường niệm thì mọi lợn cợn, vẩn đục, mọi thao thức, trăn trở về chuyện sống chết, nguyên nhân tối hậu của trầm luân... trong đệ tử vẫn còn y như cũ".

vì học theo pháp của của các vị đạo sư lúc bấy giờ, nên Thái Tử cứ mãi dậm chân tại chỗ và sau đó Ngài đã chuyển sang phương pháp tu khổ hạnh cùng 05 anh em Kiều Trần Như, với pháp tu này cũng suýt làm cho Ngài mất mạng vì không đủ sức khỏe do có ngày chỉ ăn 1 hạt mè.

Sau đó, được nàng Sujata cúng dường bát cháo sữa cho Thái Từ, và cho Ngài lời khuyên về sức khỏe, muốn giải thoát mà không có sức khỏe thì làm sao mà tìm ra con đường giải thoát được, giống như dây đàn nếu dây quá căng thì sẽ dễ đứt, mà dây quá chùng thì sẽ đàn không hay.


Thái Tử đã ngộ ra chân lý về con đường trung đạo và Ngài nhớ lại lúc nhỏ đã ngồi thiền xả tâm dưới góc cây và đạt được trạng thái hỷ lạc, Ngài tự tìm ra phương pháp thiền định xả tâm, dùng ý thức lực để xả bỏ tham sân si (không dùng pháp thiền định ức chế tâm, ức chế ý thức, thiền quán sanh ảo tưởng). Do tu tập đúng phương pháp theo chánh kiến của bản thân, Thái Tử đã chứng được trí tuệ dưới cội bồ đề.

- Nếu Thái Tử không có chánh kiến của bản thân mình, không chịu từ bỏ phương pháp khổ hạnh, tu ức chế tâm, ức chế ý thức, thiền quán tưởng thì liệu Ngài có đạt được thành tựu trí tuệ không ? chắc chắn là không. Đó là lý do vì sao trước Thái Tử có rất nhiều tu sĩ, đạo sư rất cố gắng tu tập nhưng do vướng mắc vào ảo tưởng của bản thân, thấy được các cảnh giới siêu nhiên, từ đó hình thành nên định kiến, bảo thủ, không chịu từ bỏ các pháp ấy nên không đạt được trí tuệ. 

- Chỉ khi có sự thấy biết như thật của bản thân thì mới mang đến chánh tư duy - tư duy như thật, từ đó mới đến Chánh niệm - tức suy nghĩ như thật, từ suy nghĩ như thật sẽ dẫn đến nói năng như thật (Chánh ngữ), đem đến việc nhà chơn chánh (chánh nghiệp), đời sống chơn chánh (chánh mạng), siêng năng chơn chánh (chánh tinh tấn) và an trú tâm chơn chánh (chánh định) từ đó phát sinh trí tuệ của bản thân. và dùng ý thức lực để xả bỏ tham sân si liên tục, xả cho thật sạch

----

Câu hỏi 1: Nếu Thái tử Tất Đạt Đa, vẫn bám chấp vào các pháp của các vị đạo sư, không có chánh kiến của bản thân thì liệu Thái Tử có tu đạt được trí tuệ giác ngộ không?

Câu hỏi 2: Người học đạo mà không có chánh kiến của bản thân thì sẽ như thế nào?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Trí Tuệ và Thiện Nghiệp

Đời người quan trọng nhất là Trí Tuệ và Thiện nghiệp, tạo nhiều Thiện nghiệp sẽ giúp việc tu tập thiền định được tăng trưởng và trong thiền định sẽ sinh khởi Trí Tuệ, có trí tuệ sẽ hiểu rõ bản chất của cuộc sống, đạt được giác ngộ, giải thoát khỏi mọi khổ đau sinh già bệnh chết, trở thành bậc vô lậu.